NHÀ MÁY ĐIỆN RÁC

Lời bàn : Nỗi lo xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Theo báo cáo tổng hợp của Bộ Tài Nguyên và Môi trường, hiện nay trên cả nước, lượng CTRSH phát sinh khoảng 25,5 triệu tấn/năm, trong đó CTRSH đô thị phát sinh khoảng 38.000 tấn/ngày, CTRSH nông thôn phát sinh khoảng 32.000 tấn/ngày. Khối lượng CTRSH phát sinh tại các đô thị trên toàn quốc tăng trung bình 10-16% mỗi năm, tại một số đô thị tỷ lệ CTRSH phát sinh chiếm 90% tổng lượng chất thải rắn đô thị.

Hiện nay, phương pháp chủ yếu xử lý rác thải sinh hoạt là chôn lấp (cả tự nhiên lẫn có kiểm soát), gây lãng phí tài nguyên đất, gây ô nhiễm môi trường của khu vực chôn lấp (nguồn nước, đất và không khí). Ngoài ra, còn một vài phương pháp khác như biến thành phân Compost (hiệu quả kinh tế không cao, dễ gây ảnh hưởng đến nguồn nước), khí hóa Plasma (độ tin cậy thấp, giá thành cao)… có công suất hạn chế.

Để giải quyết các tồn tại trên cần tìm ra giải pháp, công nghệ phù hợp đáp ứng nhu cầu xử lý toàn bộ CTR với giá thành hợp lý, đảm bảo tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường và đem lại lợi ích kinh tế cao.

 

Sơ đồ công nghệ tổng quát đốt nguyên khối rác thải & phát điện

 

Phù hợp với những tiêu chí này, phương pháp đốt rác thải phát điện là một trong những phương pháp tiên tiến nhất hiện nay, với nhiều ưu điểm như: Tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, hạn chế sử dụng nguồn nguyên liệu hóa thạch; Mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn khi so sánh với các phương pháp xử lý chất thải khác; Giảm diện tích đất sử dụng để chôn lấp; Ít ảnh hưởng xấu tới môi trường bởi quy trình xử lý khói thải và bụi nghiêm ngặt, khắt khe. Tro xỉ được tận dụng làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng; Được sử dụng rộng rãi nhiều nước trên thế giới, khoảng 1000 lò đốt phát điện: Châu Âu 38%, Nhật 24%, Mỹ 19%, Đông Á 15%.

Công nghệ đốt rác phát điện đã được phát triển gần 30 năm qua trên thế giới và hiện đang được nhiều nhà đầu tư tại Việt Nam rất quan tâm, đặc biệt là các thành phố lớn, nơi có quỹ đất hạn chế, tình trạng ô nhiễm rác thải rắn sinh hoạt phức tạp.

Trong đó, các công trình do PECC1 tư vấn thiết kế và tham gia vào các giai đoạn quan trọng khác điển hình như: nhà máy điện đốt rác Vietstar hiện đại nhất Việt Nam ở Củ Chi, TP.HCM (đốt 2.000 tấn rác thải sinh hoạt/ngày, công suất phát điện 40 MW); nhà máy đốt rác phát điện lớn nhất Đông Nam Á tại Sóc Sơn (đốt 4.000 tấn rác thải sinh hoạt/ngày, công suất phát điện 75MW, đã khởi công xây dựng tháng 8/2019); nhà máy đốt rác phát điện Phú Thọ (đốt 1.000 tấn rác thải sinh hoạt/ngày, công suất phát điện 18MW); nhà máy đốt rác Thanh Hóa (1.000 tấn rác thải sinh hoạt/ngày, công suất phát điện 18MW), nhà máy đốt rác thải nguy hại tại Thái Nguyên; các nhà máy đốt rác thải sinh hoạt tại Hải Phòng, Khánh Hòa… Các nhà máy này khi hoàn thành sẽ góp phần tận dụng được nguồn năng lượng sinh ra để phát điện, xử lý hiệu quả lượng rác thải phát sinh ngày càng tăng, tiết kiệm quỹ đất trước đây là bãi chôn lấp, giảm ô nhiễm môi trường

 

Nhà máy điện đốt rác thải & phát điện điển hình

Mô hình 3D nhà máy điện đốt rác không có dây chuyền phân loại rác trước khi đưa vào lò đốt do PECC1 thiết kế, đã khởi công vào tháng 8/2019, đang được xây dựng tại Sóc Sơn (Hà Nội).

Mô hình 3D nhà máy điện đốt rác có dây chuyền phân loại rác trước khi đưa vào lò đốt do PECC1 thiết kế, đã khởi công ngày 28/8/2019, đang được xây dựng tại Củ Chi (TP HCM)

 

 

Bài Viết Liên Quan